Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Nhập khẩu nguyên liệu gỗ giảm

Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã giảm hơn 50% lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu nhằm giảm thiểu lượng hàng tồn kho và thâm dụng vốn vay từ ngân hàng.

Trao đổi với TBKTSG Online hôm 20-5, ông Huỳnh Quang Thanh, Tổng giám đốc Công ty Đồ gỗ Hiệp Long, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, cho biết do tình hình kinh tế khó khăn, thông thường các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ thường nhập nguyên liệu đủ cho sản xuất trong vòng 1 năm, nay nhiều doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu theo từng quí hoặc từng lô nguyên liệu nhỏ để thực hiện theo từng đơn hàng riêng, nên số lượng nhập khẩu gỗ của các doanh nghiệp giảm.

“Ngoài ra, tình hình xuất khẩu gỗ trong hơn 4 tháng đầu năm cũng không mấy khả quan, nên lượng nhập khẩu nguyên liệu cũng có dấu hiệu chững lại”, ông Thanh nói.

 Gỗ nguyên liệu nhập khẩu

Nhiều doanh nghiệp không vay được vốn ở ngân hàng, nếu vay được cũng phải chịu mức lãi suất cao, nên doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh số lượng nguyên liệu nhập khẩu nhằm tránh thâm dụng vốn để không phải trả lãi suất cao trong bối cảnh kinh doanh khó khăn hiện tại cũng là nguyên nhân chính làm lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm.

Theo ông Thanh,  tính từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp trong hội đã giảm hơn 50% lượng nguyên liệu gỗ nhập khẩu so với cùng kỳ năm ngoái.

Giám đốc một công ty gỗ xuất khẩu ở TPHCM cũng cho biết, chỉ riêng chi phí lãi vay để nhập khẩu nguyên liệu gỗ trong năm 2012 đã chiếm hơn 30% chi phí sản xuất của công ty. “Rút kinh nghiệm từ những năm trước, sau khi tính toán kỹ nhu cầu và số lượng gỗ nguyên liệu cần thiết, từ đầu năm đến nay công ty chỉ nhập khẩu đủ sản xuất cho quí 1-2013”, vị giám đốc nói trên cho hay. "Thay đổi cách nhập khẩu nguyên liệu, công ty đã giải quyết được áp lực lãi vay và giúp quay vòng vốn nhanh trong sản xuất".

Thực tế, theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest), do tình hình kinh doanh xuất khẩu khó khăn, nguyên liệu gỗ nhập khẩu của toàn ngành cũng đã giảm trong những năm gần đây. Cụ thể, nguyên liệu nhập khẩu chế biến cho ngành gỗ trong giai đoạn 2005-2010, cả nước phải nhập đến 80-90%, nhưng năm 2012 con số này đã giảm xuống chỉ còn 66%.

theo sài gòn giải phóng
 

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc

Mới đây, cả thế giới đã phải xôn xao khi một thương hiệu đồng hồ nước Nga cho ra đời dòng sản phẩm đồng hồ làm hoàn toàn từ gỗ tự nhiên. Những chiếc đồng hồ nam với kiểu dáng lớn, khỏe và mạnh mẽ ngay lập tức chinh phục hàng triệu trái tim đam mê món phụ kiện đẳng cấp và hoàn mỹ này.

Từ kim, dây cót, núm điều chỉnh, bánh răng cho đến dây đeo, khóa nút đều được làm trọn vẹn từ gỗ. Những chiếc đồng hồ này được bán với giá không hề kém cạnh những thiết kế của các nhãn hàng danh tiếng. Đơn giản vì chúng quá ư độc đáo và tinh xảo.

Đồng hồ gỗ với sự tinh xảo đến kinh ngạc một lần nữa đã nói lên khả năng sáng tạo và sự tỉ mẩn của con người là vô biên. Toàn bộ các chi tiết đều được cắt gọt, mài dũa từ một loại gỗ quý đã qua xử lý cẩn trọng để bất biến theo thời gian. Chất liệu "ngoại lai" duy nhất chỉ là chiếc mặt kính để bảo vệ các chi tiết tinh vi bên trong khỏi tác động của môi trường.

Mời các bạn cùng chiêm ngắm những chiếc đồng hồ gỗ. Chắc chắn bạn sẽ bị chúng hạ gục ngay phút đầu!

Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang 

Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang
Sản phẩm độc đáo của một thương hiệu nước Nga

Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang

Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang
Không chỉ tinh vi, những chiếc đồng hồ còn hết sức tinh xảo và thời trang

Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang

Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang
Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang
Có nhiều gam màu nam tính để khách hàng chọn lựa

Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang
Những chiếc đồng hồ gỗ với sự tinh xảo đến kinh ngạc đã nói lên khả năng sáng tạo và tỉ mẩn của con người là vô biên


Nguồn internet

Hội chợ triển lãm quốc tế đồ gỗ nội ngoại thất High Point thu hút 2.000 đơn vị tham gia

 Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) sẽ tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ triển lãm quốc tế đồ gỗ nội ngoại thất High Point Market 2013, tại thành phố High Point, bang North Carolina, Mỹ từ 19 đến 24-10. 

Nhà nước hỗ trợ Doanh Nghiệp tham gia chương trình 100% chi phí gian hàng, trang trí tổng thể khu trưng bày, quảng bá. Thời hạn đăng ký trước ngày 20-6, cụ thể xem tại http://www.highpointmarket.org. 

Hội chợ triển lãm quốc tế đồ gỗ nội ngoại thất High Point thu hút 2.000 đơn vị tham gia

Đây là hội chợ có quy mô lớn và uy tín nhất ngành công nghiệp đồ gỗ và trang trí nội, ngoại thất quốc tế, hội tụ các ý tưởng, phong cách sáng tạo với nhiều chủng loại và mẫu mã đa dạng hàng đầu thế giới. Hội chợ trưng bày trên 900.000m², hơn 2.000 đơn vị tham dự triển lãm, trên 100 quốc gia đăng ký tham dự với gần 10.000 sản phẩm mới được trưng bày tại hội chợ. 

theo sài gòn giải phòng 

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Gỗ sồi tự nhiên sáng bừng không gian bếp



Trước nhu cầu ngày càng lớn về các  sản phẩm tủ bếp gỗ tự nhiên, người ta bắt đầu quan tâm hơn đến việc trồng rừng để khai thác bền vững nguồn tài nguyên gỗ quý giá này. Trong đó, tủ bếp gỗ sồi tự nhiên đang được xem là sự lựa chọn tối ưu cho những ngôi nhà thân thiện với môi trường. 


 Tủ bếp làm bằng gỗ sồi tự nhiên

Tủ bếp gỗ sồi được làm từ gỗ rừng trồng luôn đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, không những thế nó còn cho phép các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo những ý tưởng trên sản phẩm, để làm ra những chiếc tủ bếp vừa đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, kích thước vừa đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng của con người.


 Đẹp với phòng bếp làm bằng gỗ sồi

Một ưu điểm dễ nhận thấy của tủ bếp gỗ sồi tự nhiên là bề mặt rất đẹp với các đường vân gỗ sáng màu, bên cạnh đó nó còn cho phép sơn màu tùy thích mà không sợ làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. 



Nội thất Gỗ sồi trắng

Với nguồn nguyên liệu Gỗ Sồi Trắng sử dụng được nhập khẩu từ Mỹ,  gỗ được tuyển chọn và xẻ sấy đạt chuẩn trước khi đưa vào sản xuất.



Tất cả các sản phẩm nội thất  từ nguyên liệu Gỗ Sồi Trắng trước tiên được phủ một lớp dầu màu mỏng tạo tính chống thấm tốt cho sản phẩm và sau đó tiếp tục hoàn thành bằng một loại dầu màu tự nhiên. Chính sự kết hợp này đã tạo nên tính chất nổi bật mang đậm tính tự nhiên trong linh hồn mỗi sản phẩm , với đặc trưng riêng biệt từng thớ gỗ.


Bộ phòng ngủ được làm từ gỗ sồi trắng nhập khẩu từ mỹ

Để làm nổi bật vẻ đẹp của gỗ đặc tự nhiên, người ta đã lựa chọn chủng loại Gỗ Sồi Trắng Mỹ, với các đường vân gỗ, mắt gỗ mang đậm nét tự nhiên, điểm quan trọng tạo nên vẻ đẹp có một không hai trên mỗi sản phẩm nội thất.

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều nơi cung cấp nội thất gỗ sồi. Bạn nên cân nhắc về mẫu mã và giá cả trước khi quyết định chọn nhà cung cấp nhé.
 

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Thị trường đồ gỗ nội địa: khó mà dễ


Trong mấy năm gần đây do sự cững lại cũng như gặp phải nhiều rào cản từ các nước nhập khẩu các sản phẩm đổ gỗ của Việt nam nên hiện có nhiều doanh nghiệp có ý muốn quay lại thị trường nội địa và đây không phải là bài toán dễ có đáp số cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt nam vốn quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu vốn chỉ yêu cầu xí nghiệp làm ra các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng với mẫu mã, tiêu chuẩn kỹ thuật do khách hàng cung cấp, đôi khi các đòi hỏi của các khách hàng này lại không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt nam.

Vậy thị trường nội địa có những khó khăn gì cho các doanh nghiệp đồ gỗ của Việt nam:

- Chưa có nhà phân phối đúng tầm.

Theo ghi nhận hiện nay trên thị trường phân phối đồ gỗ của Việt nam thì Việt May Corp là một trong các nhà phân phối lớn với các hệ thống tổng kho và đại lý trải dài từ các tỉnh miền Trung trở vào Nam với hệ thống gần 100 cửa hàng ủy nhiệm tuy nhiên doanh số cũng chưa đạt được kỳ vọng như mong muốn. Hiện Việt May cũng mới giải quyết được đầu ra cho một số doanh nghiệp trong nghành.

Vai trò của nhà phân phối trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm thì cực kỳ quan trong vì chỉ có nhà phân phối mới có thể tối đa hóa sự đa dạng, chù động điều tiết thị trường, đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm cho thị trường kể cả trong trường hợp tăng đột biến. Nhà phân phối phải đòi hỏi phải có tiềm lực cả về uy tín trong nghành, có kinh nghiệm trong việc hợp tác với các cửa hàng bán lẻ, các nhà sản xuất cũng như phải có tiềm lực về tài chính để có thể hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hoặc các nhà bán lẻ trong chuỗi giá trị sản phẩm trong cả mùa thấp điểm và cao điểm.

- Công tác truyền thông, tiếp thị cho các sản phẩm

Chi phí này là không hề nhỏ trong các chuỗi giá trị của sản phẩm. Người tiêu dùng Việt nam đã hình thành thói quen khi mua hàng đồ gỗ nội thất là “ thấy tận mắt, sợ tận tay” do đó để tiếp cận được nhu cầu của người dân thì ngoài việc thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, doanh nghiệp cần phải có các sản phẩm để trưng bày tại các cửa hàng ủy nhiệm. Nếu sản phẩm đó thành công thì có thể tiếp tục sản xuất đại trà còn ngược lại doanh nghiệp phải tốn thất chi phí rất nhiều cho công việc thu hồi sản phẩm cũng như chi phí cơ hội cho các sản phẩm khác.

- Phân khúc bán lẻ: một vài doanh nghiệp như Trường Thành, Savimex, Nhà Xinh…tự xây dựng riêng cho mình một hệ thống bán lẻ bằng việc xây dựng một số cửa hàng trưng bày kiêm bán lẻ. Việc xây dựng hệ thống như các doanh nghiệp hiện nay có ưu điểm là có thể tập trung trưng bày các sản phẩm mà doanh nghiệp hiện có cũng như giới thiệu các sản phẩm mới, tuy nhiên việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn lớn vì phải mất chi phí vốn tới hai lần (cho quá trình sản xuất và cho quá trình lưu thông sản phẩm) do đó trong mùa thấp điểm doanh nghiệp sẽ phải đối diện với áp lực về vốn. Và cũng vì tự xây dựng hệ thống bán lẻ nên số lượng cửa hàng sẽ không thể đạt được quy mô mong muốn, cũng như đạt được mục tiêu doanh số kỳ vọng.

Thị trường bán lẻ hiện nay ở Việt nam hiện vẫn chủ yếu dựa vào các cửa hàng nhỏ lẻ và nếu xây dựng được mối quan hệ tốt với các cửa hàng này các doanh nghiệp có cơ hội chiến thắng ở thị trường nội địa. Vấn đề của doanh nghiệp là giải quyết được bài toán tồn kho, đa dạng hóa sản phẩm cũng như phương thức thanh toán, thời gian giao hàng, chính sách hậu mãi để các cửa hàng có toàn tâm với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Theo ông Trần Nguyên Vũ (cựu giám đốc điều hành của Việt May) thì thị trường đồ gỗ nội địa tuy khó mà dễ. Khó nếu ta chưa tìm được phương pháp thích hợp để tiếp cận thị trường, còn với ông Vũ người tìm ra được phương cách tiếp cận thị trường thì việc thành công thị trường nội địa với doanh số tăng trưởng hàng năm là có khả thi và đã được chứng minh khi điều hành Việt May với doanh số tăng trưởng hàng năm gần 300%.

theo tạp chí gỗ việt

 

Doanh nghiệp chế biến gỗ: COC Bài toán “xa” và “gần”





Tại khóa đào tạo về xây dựng hệ thống COC cho Doanh Nghiệp gỗ Việt Nam được tổ chức bởi Mạng lưới Kinh doanh Lâm sản toàn cầu ở Việt Nam (WWF/GFTN Việt Nam) trong khuôn khổ dự án Switch Asia tại Đà Nẵng giữa tháng 12 vừa qua, đại diện một DN chế biến gỗ dăm xuất khẩu ở Nghệ An, ông Huỳnh Quốc Vinh cho biết: “Qua các đối tác, hiện nay chúng tôi thấy có ngày càng nhiều các đơn hàng từ các thị trường lớn như châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng nếu không có chứng chỉ FSC và CoC chúng tôi “chịu chết” không thể tiếp cận với họ...”. 




Ông Vinh nói thêm, vì trước đây và hiện tại công ty tập trung vào thị trường trong nước và khu vực, vốn không có yêu cầu cao về nguồn gốc xuất xứ, nên công ty chưa xây dựng hệ thống CoC. Nhưng trong tương lai gần và lâu dài nếu muốn nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu và thâm nhập vào các thị trường ở châu Âu, bắc Mỹ không có cách nào khác là phải sản xuất theo các yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế.
 
Trong hoàn cảnh yêu cầu của thị trường ngày càng trở nên khắt khe hơn, tương lai phát triển của ngành Gỗ Việt Nam nói chung và của các DN chế biến gỗ nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào việc họ có thể “hòa nhịp” cùng xu hướng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đang chiếm xu thế chủ đạo trên thế giới hay không?

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Nguyên liệu gỗ vẫn còn nghịch lý?


Miền Bắc và miền Trung là khu vực có diện tích và sản lượng gỗ rừng trồng chiếm khoảng 70% cả nước, nhưng chỉ có các cơ sở chế biến dăm mảnh, ván bóc. Vì vậy, trong lúc chỉ sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng để sản xuất 65.000 tấn bột giấy, Tổng Công ty Giấy Việt Nam lại xuất khẩu hơn 606.000 tấn dăm với giá 125 USD/tấn, nhưng khi nhập khẩu bột giấy về sản xuất lên đến 900-1.000 USD/tấn. 

Vùng nguyên liệu rừng trồng có thể nói là chưa thật sự gắn với ngành chế biến gỗ để xuất khẩu, tập trung ở vùng Đông Nam bộ như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… và duyên hải miền Trung như Bình Định, Phú Yên. Khi thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thế giới ngày càng đòi hỏi nghiêm ngặt về nguồn gốc gỗ (chứng chỉ rừng - FSC) hoặc gỗ có nguồn gốc hợp pháp như Mỹ có đạo luật Lacey, các nước EU có Fleght, nhưng gỗ trong nước chưa thể đáp ứng điều này. Diện tích rừng trồng có chứng chỉ FSC ở Việt Nam chỉ vài chục ngàn ha.


Theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (Hawa), rừng là tài nguyên thiên nhiên tái sinh hàng năm nhờ sự phát triển sinh khối cây rừng. Ngành chế biến gỗ xẻ có sự phát triển bền vững khi nhà nước có bước đi đồng bộ trồng rừng và cấp chứng chỉ về rừng, cũng như có chính sách hợp lý về vốn vay để người trồng rừng không khai thác sớm và việc hình thành những trung tâm sơ chế ban đầu để cung cấp cho các nhà máy chế biến gỗ vùng Đông Nam bộ. Ở Trung Quốc, ngành chế biến gỗ nhập gỗ nguyên liệu từ Nga, tổ chức cưa xẻ ở Nội Mông sau đó vận chuyển về các nhà máy chế biến tập trung. Tạo được các chuỗi liên kết đó mới giúp phát triển chế biến vừa phủ xanh đất trống, đồi trọc và là nguồn sinh kế ổn định của người trồng rừng vừa chủ động nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến lại vừa đảm bảo môi trường sống cho người dân.

Bộ NN-PTNT cho rằng, nguồn gỗ trong nước ngày càng nhiều nhưng do khai thác sớm, nên đường kính gỗ còn nhỏ, chất lượng thấp, do đó vẫn phải phụ thuộc nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao. Đây là một nghịch lý, làm cho ngành chế biến gỗ có tính cạnh tranh thấp trên thị trường. 

Dù không còn phải xuất khẩu tập trung vào 1 nước để tái xuất sang nước thứ 3 như trước, nhưng khi xuất khẩu trực tiếp, hầu hết các DN chưa có mạng lưới phân phối sản phẩm ở nước ngoài, vẫn phải qua những tập đoàn bán lẻ nên bị động về thị trường. Bên cạnh gỗ nguyên liệu nhập khẩu chiếm 35%-40% giá thành, ngành công nghiệp phụ trợ chưa có, đa phần phải nhập khẩu giá cao chiếm 10%, chi phí bán hàng lớn khoảng 14% làm giảm khả năng cạnh tranh nên lợi nhuận của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chỉ còn khoàng 5% giá trị xuất khẩu.

theo sài gòn giải phóng

2013: Dự kiến kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 5,5 tỷ USD


 Theo Bộ NN&PTNT, quý I-2013, xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam đạt trên 1,2 tỷ USD. Với mức tăng trưởng này, ngành xuất khẩu gỗ và lâm sản có thể đạt kim ngạch 5,5 tỷ USD trong năm nay.

Hiện cả nước có khoảng 3,5 triệu héc ta rừng. Với lượng gỗ khai thác được xấp xỉ 6 triệu mét khối, trong đó 80% dùng chế biến dăm cho xuất khẩu và 20% cho chế biến gỗ... Tuy nhiên, do phát triển nhanh, trong những năm qua, ngành này đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. 



Hầu hết các doanh nghiệp phát triển không gắn với vùng nguyên liệu, dẫn tới tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh trong thu mua gỗ nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhiều nhưng hầu hết không có mạng lưới phân phối sản phẩm ở nước ngoài mà đều phải thông qua đơn vị trung gian nên bị ép giá và bị động về thị trường.


theo hà nội mới

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Doanh nghiệp đồ gỗ lạc quan

Tại Hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam (Vifa) 2013 khai mạc sáng nay 11-3, nhiều doanh nghiệp đồ gỗ tham gia triển lãm nhận xét tình hình kinh doanh từ đầu năm đến nay khả quan hơn so với năm 2012.


Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Thanh, cho biết các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trong năm nay có điều kiện thuận lợi để phát triển, đó là chi phí nguyên liệu sản xuất tương đối ổn định. Hai loại nguyên liệu chính để sản xuất đồ gỗ của công ty ông là gỗ sồi nhập khẩu và gỗ tràm đều có giá ổn định trong nhiều tháng gần đây.




“Ngoại trừ chi phí lao động, giá cả các mặt hàng nguyên liệu gỗ đầu vào như gỗ trong nước, gỗ nhập khẩu và các loại nguyên phụ liệu đều rất ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi sản xuất”, ông nói.

Tại triển lãm, nhiều đơn vị tham gia đã có khách tìm đến ngỏ ý đặt hàng. Đại diện các công ty như công ty TNHH Thủ công Mỹ nghệ Kim Bôi và công ty TNHH Mỹ thuật Gia Long cho hay đã có khách hàng tìm đến tìm hiểu sản phẩm và giá cả để đặt hàng mặc dù công ty chưa kịp mang mẫu mã mới nhất ra trưng bày tại hội chợ. Đại diện các doanh nghiệp đều kỳ vọng lượt khách tham quan sẽ nhiều hơn trong những ngày tới.

Nói về tình hình kinh doanh năm 2013, bà Đỗ Thị Bích Sâm, Giám đốc Công ty TNHH Bảo Hưng chuyên sản xuất đồ gỗ, cho hay tình hình đơn hàng năm nay của công ty rất tốt. Theo bà Sâm, tình hình kinh doanh năm nay khả quan hơn năm 2012, khách hàng có xu hướng dễ chấp nhận giá cả do doanh nghiệp đưa ra hơn trước.

Giám đốc một công ty có gian hàng tại hội chợ Vifa cho biết có một số nhà nhập khẩu từ Nhật Bản sang tìm đối tác và đã đặt vấn đề hợp tác với công ty để sản xuất đơn hàng với số lượng lớn, số lượng giao hàng lên đến vài trăm container/tháng. Trước đây họ nhập khẩu đồ gỗ từ Trung Quốc nhưng dần dần dịch chuyển đơn hàng qua Việt Nam do xu hướng chi phí sản xuất ở thị trường này tăng lên. “Vấn đề không phải là thiếu đơn hàng mà nằm ở năng lực sản xuất của doanh nghiệp có đáp ứng yêu cầu khách hàng hay không”, ông này nói.

TBKTSG Online

VIFA 2013 thu hút khách đến từ 76 quốc gia, vùng lãnh thổ

Hôm nay 11.3, Hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam lần thứ 6 - VIFA 2013, do Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) tổ chức, đã khai mạc (và sẽ diễn ra đến ngày 14.3) tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (Q.7, TP.HCM). 

Ban tổ chức cho biết đã nhận được đăng ký tham quan qua mạng của 1.240 khách từ 76 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 6,6% so với VIFA 2012.

Hội chợ VIFA năm nay diễn ra trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới có mức độ tăng trưởng chậm, nhưng đã có 126 doanh nghiệp (DN) tham gia. Các DN đến từ Việt Nam và 11 quốc gia và vùng lãnh thổ (Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông, Pháp, Canada, Ý, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch). 

VIFA 2013 thu hút khách đến từ 76 quốc gia
Khách hàng nước ngoài đến Hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam VIFA 2013

Điều này cho thấy nhu cầu xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội và phát triển thị trường xuất khẩu của ngành chế biến gỗ ngày càng mạnh mẽ để vượt qua khó khăn hiện tại.

Trong khuôn khổ hội chợ sẽ có hội thảo về những tiêu chuẩn an toàn hàng hóa đồ gỗ khi xuất sang thị trường Mỹ.

HAWA cho biết, Việt Nam xếp thứ 6 trên tổng số 70 quốc gia và vùng lãnh thổ sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ, xếp thứ 2 ở châu Á sau Trung Quốc và đứng đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực này. Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam của năm 2012 đạt 4,67 tỉ USD, tăng 17,9% so với năm trước. 

theo thanhnien.com.vn

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Doanh nghiệp gỗ cần lắm một lối đi

Nhiều năm gần đây, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của nước ta đóng vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, do thiếu vốn, chiến lược phát triển chưa phù hợp cũng như do tình hình suy giảm kinh tế thế giới dẫn đến ngành này đang mất dần lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT), hiện nước ta có trên 3.900 DN chế biến gỗ ở các loại hình sở hữu khác nhau, trong đó có khoảng 95% số DN chế biến lâm sản thuộc loại hình sở hữu tư nhân và khoảng 5% thuộc sở hữu Nhà nước. Điều đáng nói là các DN có vốn nước ngoài tuy chỉ chiếm khoảng 16% tổng số DN chế biến gỗ của cả nước nhưng lại có giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lên đến 50%. Cá nhân và tổ chức nước ngoài đầu tư vào ngành chế biến gỗ ở Việt Nam đến từ 26 nước và khu vực trên thế giới, trong đó Đài Loan (TQ) có nhiều DN nhất, chiếm khoảng 43,5% tổng số DN FDI, kế đó là Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản và Trung Quốc,.. họ đều có giây chuyền sản xuất khá hiện đại, nên tạo sự cạnh tranh gay gắt đối với hầu hết DN trong nước vốn có điều kiện sản xuất thấp hơn.
 
Doanh nghiệp gỗ cần lắm một lối đi
 
Sự phân bố các đơn vị chế biến gỗ lại không đồng đều trong phạm vi cả nước. Những địa phương có nhiều rừng như Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên lại có số lượng và quy mô các DN chế biến gỗ và lâm sản khiêm tốn và nhỏ bé. Trong khi đó, hơn 80% số DN và cơ sở chế biến gỗ tập trung ở phía Nam, một số vùng ít rừng như Đông Nam bộ lại tập trung đến gần 60% số DN chế biến gỗ được tổ chức và đăng ký dưới nhiều hình thức khác nhau như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Một điểm yếu cố hữu đối với ngành chế biến, xuất khẩu gỗ trong nước là chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các công ty lâm nghiệp với các DN.Nguồn nguyên liệu đang bị phụ thuộc vào nhập khẩu nên các DN chế biến khá bị động trong sản xuất, kinh doanh. Sự gắn kết này một mặt khiến cho hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng chưa cao, giá trị gia tăng của lâm sản chưa được như mong muốn, nhưng mặt khác làm hạn chế sự cạnh tranh công bằng giữa các cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ.
 
Theo bà Phan Thị Thanh Minh- Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Đại diện Bộ Công thương tại TP.Hồ Chí Minh, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN trong nước cần tập trung rà soát, củng cố và nâng cấp hệ thống nhà máy chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ, phát triển công nghiệp chế biến lâm sản quy mô lớn, chú trọng chất lượng phát triển thông qua các biện pháp đổi mới cơ chế quản lý, khuyến khích sự tham gia tích cực của khu vực kinh tế tư nhân và DN đầu tư nước ngoài; kích cầu đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến, nâng cao tối đa hiệu suất sử dụng lâm sản, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
 
Ông Đinh Ngọc Minh – Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế nông nghiệp (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho rằng, phải xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho chế biến gỗ, bao gồm: các chính sách về thuế, trong nghiên cứu và áp dụng khoa học, công nghệ, trong thu hút sự đầu tư của các DN có vốn nước ngoài, nhất là các DN đến từ các nền sản xuất tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc,…Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ để có thể tạo ra các mặt hàng có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu thị trường với giá thành phù hợp trợ giúp các cơ sở sản xuất phụ kiện, phụ gia cho chế biến gỗ, nhất là các DN có quy mô vừa và nhỏ nhằm tạo ra cơ sở vững chắc tiến tới xây dựng được một ngành công nghiệp phụ trợ phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế.
 
 
Nhìn chung, các DN chế biến gỗ đều có quy mô nhỏ cả về số lượng lao động lẫn vốn đầu tư. Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009, nếu tính trên mức độ sử dụng lao động thì có đến 46% tổng số DN chế biến gỗ có quy mô siêu nhỏ, 49% là DN quy mô nhỏ, chỉ có 2,5% số DN quy mô lớn, số còn lại  thuộc về  các DN có quy mô vừa.
 
daidoanket.vn

Xuất Khẩu gỗ, sản phẩm gỗ sang EU có gặp trở ngại?



Từ ngày 3/3, Quy chế 995/2010 của Liên minh Châu Âu (EU) có hiệu lực ở toàn bộ 27 quốc gia thuộc liên minh này. Theo Quy chế, gỗ và sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp mới được phép nhập khẩu vào EU. Việc thực hiện quy chế này sẽ ảnh hưởng thế nào tới XK gỗ của Việt Nam sang EU?

Đến ngày Quy chế 995/2010 có hiệu lực, nhiều DN XK gỗ sang EU đã tỏ ra lo lắng do họ vẫn còn khá mù mờ về cách chứng minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ. Trước tình hình đó, vào ngày 16/1 vừa rồi, Tổng cục Lâm nghiệp đã có công văn gửi Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản tỉnh Bình Định, Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, về việc quy định gỗ hợp pháp của EU có hiệu lực từ 3/3/2013. 

Theo đó, hiện nay Việt Nam và EU vẫn đang trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Tự nguyện (gọi tắt là VPA/FLEGT), nhằm xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp và cấp giấy phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào EU.


Xuất Khẩu gỗ, sản phẩm gỗ sang EU có gặp trở ngại

Tuy nhiên, quá trình đàm phán chưa kết thúc, do vậy các DN XK gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam vào EU phải thực hiện trách nhiệm giải trình theo quy của Quy chế 995/2010. Các DN có chứng chỉ COC hoặc sử dụng gỗ có nguồn gốc hợp pháp và có chứng chỉ như FSC, PEFC … hoàn toàn yên tâm là sẽ đáp ứng được quy định giải trình.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA) cho hay, mọi thông tin về việc giải trình theo quy chế 995/2010 đều đã được phổ biến tới các DN thành viên. Hiện các DN XK gỗ sang EU đã sẵn sàng giải trình khi nhà nhập khẩu có yêu cầu. Tuy nhiên, chắc chắn sau ngày 3/3, XK gỗ và sản phẩm gỗ sang EU vẫn có thể bị ảnh hưởng ở một số DN, một số trường hợp nào đó, mà ít nhất phải đến cuối tháng 3, mới có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng là bao nhiêu. 
 
Chẳng hạn, nếu gỗ nguyên liệu NK từ Mỹ hay một nước EU nào đó, chắc chắn sẽ nhận được sự tin tưởng ngay của nhà nhập khẩu về nguồn gốc hợp pháp của gỗ nguyên liệu. Còn nếu là gỗ nhập khẩu từ Indonesia, Myanmar …, thì mức độ tin cậy sẽ kém hơn, nên phải đòi hỏi nhiều hơn về việc giải trình về nguồn gốc gỗ.

Bởi theo ông Hạnh, trách nhiệm giải trình là trách nhiệm vô hạn. Tùy theo từng nhà nhập khẩu ở từng nước EU mà những yêu cầu giải trình đối với các nhà XK từ Việt Nam có thể khác nhau. Và việc giải trình có nhanh gọn hay không, dễ dàng hay khó khăn, phức tạp, còn tùy thuộc vào nguồn gốc nguyên liệu gỗ mà nhà sản xuất Việt Nam sử dụng. 





Năm nay ngành gỗ phấn đấu đạt mức tăng trưởng XK khoảng 7-8% so với năm 2012, qua đó đạt kim ngạch XK khoảng 5,1 tỷ USD.



Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho hay, do quá trình đàm phán với EU sẽ còn kéo dài đến hết năm 2013, thậm chí có thể sang năm 2014, vì thế phía Việt Nam đã bàn thảo với EU về việc tạo điều kiện cho các DN Việt Nam được XK gỗ một cách bình thường như trước đây, cho đến khi 2 bên đã cùng thống nhất và ký kết Hiệp định Đối tác Tự nguyện.

Ông Quyền khẳng định, từ ngày 3/3, việc XK gỗ và đồ gỗ Việt Nam sang EU vẫn có thể sẽ tiếp tục được tiến hành bình thường. Cũng theo ông Nguyễn Tôn Quyền, XK gỗ trong những tháng đầu năm nay đang tiếp tục thuận lợi. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 1, kim ngạch XK gỗ đạt trên 488 triệu USD, tăng tới 74,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong nửa đầu tháng 2, dù bị ảnh hưởng bởi thời gian nghỉ tết, nhưng các DN vẫn thực hiện XK được trên 109 triệu USD sản phẩm gỗ.

Đến thời điểm này, nhiều DN gỗ đã có được hợp đồng XK sang Mỹ tới giữa năm nay. Theo dự báo của HAWA, XK nhóm hàng đồ gỗ nội thất dùng cho văn phòng năm nay có thể đạt mức tăng trưởng 25-30% so với năm ngoái. HAWA cũng dự báo XK gỗ nói chung sang các thị trường chính đều sẽ tăng trưởng: Thị trường Mỹ tăng khoảng 18%, Trung Quốc tăng 15%, Nhật Bản tăng 11-12%, EU tăng 8-10%…

Theo baomoi.com