Từ
đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã giảm hơn 50%
lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu nhằm giảm thiểu lượng hàng tồn kho và
thâm dụng vốn vay từ ngân hàng.
Trao đổi với TBKTSG Online hôm 20-5, ông Huỳnh Quang Thanh,
Tổng giám đốc Công ty Đồ gỗ Hiệp Long, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ
Bình Dương, cho biết do tình hình kinh tế khó khăn, thông thường các
doanh nghiệp xuất khẩu gỗ thường nhập nguyên liệu đủ cho sản xuất trong
vòng 1 năm, nay nhiều doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu theo từng quí
hoặc từng lô nguyên liệu nhỏ để thực hiện theo từng đơn hàng riêng, nên
số lượng nhập khẩu gỗ của các doanh nghiệp giảm.
“Ngoài ra, tình hình xuất khẩu gỗ trong hơn 4 tháng đầu năm cũng không mấy khả quan, nên lượng nhập khẩu nguyên liệu cũng có dấu hiệu chững lại”, ông Thanh nói.
Nhiều doanh nghiệp không vay được vốn ở ngân hàng, nếu vay được cũng phải chịu mức lãi suất cao, nên doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh số lượng nguyên liệu nhập khẩu nhằm tránh thâm dụng vốn để không phải trả lãi suất cao trong bối cảnh kinh doanh khó khăn hiện tại cũng là nguyên nhân chính làm lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm.
Theo ông Thanh, tính từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp trong hội đã giảm hơn 50% lượng nguyên liệu gỗ nhập khẩu so với cùng kỳ năm ngoái.
Giám đốc một công ty gỗ xuất khẩu ở TPHCM cũng cho biết, chỉ riêng chi phí lãi vay để nhập khẩu nguyên liệu gỗ trong năm 2012 đã chiếm hơn 30% chi phí sản xuất của công ty. “Rút kinh nghiệm từ những năm trước, sau khi tính toán kỹ nhu cầu và số lượng gỗ nguyên liệu cần thiết, từ đầu năm đến nay công ty chỉ nhập khẩu đủ sản xuất cho quí 1-2013”, vị giám đốc nói trên cho hay. "Thay đổi cách nhập khẩu nguyên liệu, công ty đã giải quyết được áp lực lãi vay và giúp quay vòng vốn nhanh trong sản xuất".
Thực tế, theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest), do tình hình kinh doanh xuất khẩu khó khăn, nguyên liệu gỗ nhập khẩu của toàn ngành cũng đã giảm trong những năm gần đây. Cụ thể, nguyên liệu nhập khẩu chế biến cho ngành gỗ trong giai đoạn 2005-2010, cả nước phải nhập đến 80-90%, nhưng năm 2012 con số này đã giảm xuống chỉ còn 66%.
theo sài gòn giải phóng
“Ngoài ra, tình hình xuất khẩu gỗ trong hơn 4 tháng đầu năm cũng không mấy khả quan, nên lượng nhập khẩu nguyên liệu cũng có dấu hiệu chững lại”, ông Thanh nói.
Nhiều doanh nghiệp không vay được vốn ở ngân hàng, nếu vay được cũng phải chịu mức lãi suất cao, nên doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh số lượng nguyên liệu nhập khẩu nhằm tránh thâm dụng vốn để không phải trả lãi suất cao trong bối cảnh kinh doanh khó khăn hiện tại cũng là nguyên nhân chính làm lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm.
Theo ông Thanh, tính từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp trong hội đã giảm hơn 50% lượng nguyên liệu gỗ nhập khẩu so với cùng kỳ năm ngoái.
Giám đốc một công ty gỗ xuất khẩu ở TPHCM cũng cho biết, chỉ riêng chi phí lãi vay để nhập khẩu nguyên liệu gỗ trong năm 2012 đã chiếm hơn 30% chi phí sản xuất của công ty. “Rút kinh nghiệm từ những năm trước, sau khi tính toán kỹ nhu cầu và số lượng gỗ nguyên liệu cần thiết, từ đầu năm đến nay công ty chỉ nhập khẩu đủ sản xuất cho quí 1-2013”, vị giám đốc nói trên cho hay. "Thay đổi cách nhập khẩu nguyên liệu, công ty đã giải quyết được áp lực lãi vay và giúp quay vòng vốn nhanh trong sản xuất".
Thực tế, theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest), do tình hình kinh doanh xuất khẩu khó khăn, nguyên liệu gỗ nhập khẩu của toàn ngành cũng đã giảm trong những năm gần đây. Cụ thể, nguyên liệu nhập khẩu chế biến cho ngành gỗ trong giai đoạn 2005-2010, cả nước phải nhập đến 80-90%, nhưng năm 2012 con số này đã giảm xuống chỉ còn 66%.
theo sài gòn giải phóng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét