Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Thị trường đồ gỗ nội địa: khó mà dễ


Trong mấy năm gần đây do sự cững lại cũng như gặp phải nhiều rào cản từ các nước nhập khẩu các sản phẩm đổ gỗ của Việt nam nên hiện có nhiều doanh nghiệp có ý muốn quay lại thị trường nội địa và đây không phải là bài toán dễ có đáp số cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt nam vốn quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu vốn chỉ yêu cầu xí nghiệp làm ra các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng với mẫu mã, tiêu chuẩn kỹ thuật do khách hàng cung cấp, đôi khi các đòi hỏi của các khách hàng này lại không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt nam.

Vậy thị trường nội địa có những khó khăn gì cho các doanh nghiệp đồ gỗ của Việt nam:

- Chưa có nhà phân phối đúng tầm.

Theo ghi nhận hiện nay trên thị trường phân phối đồ gỗ của Việt nam thì Việt May Corp là một trong các nhà phân phối lớn với các hệ thống tổng kho và đại lý trải dài từ các tỉnh miền Trung trở vào Nam với hệ thống gần 100 cửa hàng ủy nhiệm tuy nhiên doanh số cũng chưa đạt được kỳ vọng như mong muốn. Hiện Việt May cũng mới giải quyết được đầu ra cho một số doanh nghiệp trong nghành.

Vai trò của nhà phân phối trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm thì cực kỳ quan trong vì chỉ có nhà phân phối mới có thể tối đa hóa sự đa dạng, chù động điều tiết thị trường, đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm cho thị trường kể cả trong trường hợp tăng đột biến. Nhà phân phối phải đòi hỏi phải có tiềm lực cả về uy tín trong nghành, có kinh nghiệm trong việc hợp tác với các cửa hàng bán lẻ, các nhà sản xuất cũng như phải có tiềm lực về tài chính để có thể hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hoặc các nhà bán lẻ trong chuỗi giá trị sản phẩm trong cả mùa thấp điểm và cao điểm.

- Công tác truyền thông, tiếp thị cho các sản phẩm

Chi phí này là không hề nhỏ trong các chuỗi giá trị của sản phẩm. Người tiêu dùng Việt nam đã hình thành thói quen khi mua hàng đồ gỗ nội thất là “ thấy tận mắt, sợ tận tay” do đó để tiếp cận được nhu cầu của người dân thì ngoài việc thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, doanh nghiệp cần phải có các sản phẩm để trưng bày tại các cửa hàng ủy nhiệm. Nếu sản phẩm đó thành công thì có thể tiếp tục sản xuất đại trà còn ngược lại doanh nghiệp phải tốn thất chi phí rất nhiều cho công việc thu hồi sản phẩm cũng như chi phí cơ hội cho các sản phẩm khác.

- Phân khúc bán lẻ: một vài doanh nghiệp như Trường Thành, Savimex, Nhà Xinh…tự xây dựng riêng cho mình một hệ thống bán lẻ bằng việc xây dựng một số cửa hàng trưng bày kiêm bán lẻ. Việc xây dựng hệ thống như các doanh nghiệp hiện nay có ưu điểm là có thể tập trung trưng bày các sản phẩm mà doanh nghiệp hiện có cũng như giới thiệu các sản phẩm mới, tuy nhiên việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn lớn vì phải mất chi phí vốn tới hai lần (cho quá trình sản xuất và cho quá trình lưu thông sản phẩm) do đó trong mùa thấp điểm doanh nghiệp sẽ phải đối diện với áp lực về vốn. Và cũng vì tự xây dựng hệ thống bán lẻ nên số lượng cửa hàng sẽ không thể đạt được quy mô mong muốn, cũng như đạt được mục tiêu doanh số kỳ vọng.

Thị trường bán lẻ hiện nay ở Việt nam hiện vẫn chủ yếu dựa vào các cửa hàng nhỏ lẻ và nếu xây dựng được mối quan hệ tốt với các cửa hàng này các doanh nghiệp có cơ hội chiến thắng ở thị trường nội địa. Vấn đề của doanh nghiệp là giải quyết được bài toán tồn kho, đa dạng hóa sản phẩm cũng như phương thức thanh toán, thời gian giao hàng, chính sách hậu mãi để các cửa hàng có toàn tâm với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Theo ông Trần Nguyên Vũ (cựu giám đốc điều hành của Việt May) thì thị trường đồ gỗ nội địa tuy khó mà dễ. Khó nếu ta chưa tìm được phương pháp thích hợp để tiếp cận thị trường, còn với ông Vũ người tìm ra được phương cách tiếp cận thị trường thì việc thành công thị trường nội địa với doanh số tăng trưởng hàng năm là có khả thi và đã được chứng minh khi điều hành Việt May với doanh số tăng trưởng hàng năm gần 300%.

theo tạp chí gỗ việt

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét