Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Nhập khẩu nguyên liệu gỗ giảm

Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã giảm hơn 50% lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu nhằm giảm thiểu lượng hàng tồn kho và thâm dụng vốn vay từ ngân hàng.

Trao đổi với TBKTSG Online hôm 20-5, ông Huỳnh Quang Thanh, Tổng giám đốc Công ty Đồ gỗ Hiệp Long, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, cho biết do tình hình kinh tế khó khăn, thông thường các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ thường nhập nguyên liệu đủ cho sản xuất trong vòng 1 năm, nay nhiều doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu theo từng quí hoặc từng lô nguyên liệu nhỏ để thực hiện theo từng đơn hàng riêng, nên số lượng nhập khẩu gỗ của các doanh nghiệp giảm.

“Ngoài ra, tình hình xuất khẩu gỗ trong hơn 4 tháng đầu năm cũng không mấy khả quan, nên lượng nhập khẩu nguyên liệu cũng có dấu hiệu chững lại”, ông Thanh nói.

 Gỗ nguyên liệu nhập khẩu

Nhiều doanh nghiệp không vay được vốn ở ngân hàng, nếu vay được cũng phải chịu mức lãi suất cao, nên doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh số lượng nguyên liệu nhập khẩu nhằm tránh thâm dụng vốn để không phải trả lãi suất cao trong bối cảnh kinh doanh khó khăn hiện tại cũng là nguyên nhân chính làm lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm.

Theo ông Thanh,  tính từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp trong hội đã giảm hơn 50% lượng nguyên liệu gỗ nhập khẩu so với cùng kỳ năm ngoái.

Giám đốc một công ty gỗ xuất khẩu ở TPHCM cũng cho biết, chỉ riêng chi phí lãi vay để nhập khẩu nguyên liệu gỗ trong năm 2012 đã chiếm hơn 30% chi phí sản xuất của công ty. “Rút kinh nghiệm từ những năm trước, sau khi tính toán kỹ nhu cầu và số lượng gỗ nguyên liệu cần thiết, từ đầu năm đến nay công ty chỉ nhập khẩu đủ sản xuất cho quí 1-2013”, vị giám đốc nói trên cho hay. "Thay đổi cách nhập khẩu nguyên liệu, công ty đã giải quyết được áp lực lãi vay và giúp quay vòng vốn nhanh trong sản xuất".

Thực tế, theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest), do tình hình kinh doanh xuất khẩu khó khăn, nguyên liệu gỗ nhập khẩu của toàn ngành cũng đã giảm trong những năm gần đây. Cụ thể, nguyên liệu nhập khẩu chế biến cho ngành gỗ trong giai đoạn 2005-2010, cả nước phải nhập đến 80-90%, nhưng năm 2012 con số này đã giảm xuống chỉ còn 66%.

theo sài gòn giải phóng
 

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc

Mới đây, cả thế giới đã phải xôn xao khi một thương hiệu đồng hồ nước Nga cho ra đời dòng sản phẩm đồng hồ làm hoàn toàn từ gỗ tự nhiên. Những chiếc đồng hồ nam với kiểu dáng lớn, khỏe và mạnh mẽ ngay lập tức chinh phục hàng triệu trái tim đam mê món phụ kiện đẳng cấp và hoàn mỹ này.

Từ kim, dây cót, núm điều chỉnh, bánh răng cho đến dây đeo, khóa nút đều được làm trọn vẹn từ gỗ. Những chiếc đồng hồ này được bán với giá không hề kém cạnh những thiết kế của các nhãn hàng danh tiếng. Đơn giản vì chúng quá ư độc đáo và tinh xảo.

Đồng hồ gỗ với sự tinh xảo đến kinh ngạc một lần nữa đã nói lên khả năng sáng tạo và sự tỉ mẩn của con người là vô biên. Toàn bộ các chi tiết đều được cắt gọt, mài dũa từ một loại gỗ quý đã qua xử lý cẩn trọng để bất biến theo thời gian. Chất liệu "ngoại lai" duy nhất chỉ là chiếc mặt kính để bảo vệ các chi tiết tinh vi bên trong khỏi tác động của môi trường.

Mời các bạn cùng chiêm ngắm những chiếc đồng hồ gỗ. Chắc chắn bạn sẽ bị chúng hạ gục ngay phút đầu!

Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang 

Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang
Sản phẩm độc đáo của một thương hiệu nước Nga

Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang

Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang
Không chỉ tinh vi, những chiếc đồng hồ còn hết sức tinh xảo và thời trang

Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang

Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang
Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang
Có nhiều gam màu nam tính để khách hàng chọn lựa

Đồng hồ gỗ tinh xảo đến kinh ngạc, Thời trang, dong ho go, dong ho deo tay, dong ho nam, dong ho, thoi trang dong ho, dong ho thoi trang
Những chiếc đồng hồ gỗ với sự tinh xảo đến kinh ngạc đã nói lên khả năng sáng tạo và tỉ mẩn của con người là vô biên


Nguồn internet

Hội chợ triển lãm quốc tế đồ gỗ nội ngoại thất High Point thu hút 2.000 đơn vị tham gia

 Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) sẽ tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ triển lãm quốc tế đồ gỗ nội ngoại thất High Point Market 2013, tại thành phố High Point, bang North Carolina, Mỹ từ 19 đến 24-10. 

Nhà nước hỗ trợ Doanh Nghiệp tham gia chương trình 100% chi phí gian hàng, trang trí tổng thể khu trưng bày, quảng bá. Thời hạn đăng ký trước ngày 20-6, cụ thể xem tại http://www.highpointmarket.org. 

Hội chợ triển lãm quốc tế đồ gỗ nội ngoại thất High Point thu hút 2.000 đơn vị tham gia

Đây là hội chợ có quy mô lớn và uy tín nhất ngành công nghiệp đồ gỗ và trang trí nội, ngoại thất quốc tế, hội tụ các ý tưởng, phong cách sáng tạo với nhiều chủng loại và mẫu mã đa dạng hàng đầu thế giới. Hội chợ trưng bày trên 900.000m², hơn 2.000 đơn vị tham dự triển lãm, trên 100 quốc gia đăng ký tham dự với gần 10.000 sản phẩm mới được trưng bày tại hội chợ. 

theo sài gòn giải phòng 

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Gỗ sồi tự nhiên sáng bừng không gian bếp



Trước nhu cầu ngày càng lớn về các  sản phẩm tủ bếp gỗ tự nhiên, người ta bắt đầu quan tâm hơn đến việc trồng rừng để khai thác bền vững nguồn tài nguyên gỗ quý giá này. Trong đó, tủ bếp gỗ sồi tự nhiên đang được xem là sự lựa chọn tối ưu cho những ngôi nhà thân thiện với môi trường. 


 Tủ bếp làm bằng gỗ sồi tự nhiên

Tủ bếp gỗ sồi được làm từ gỗ rừng trồng luôn đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, không những thế nó còn cho phép các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo những ý tưởng trên sản phẩm, để làm ra những chiếc tủ bếp vừa đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, kích thước vừa đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng của con người.


 Đẹp với phòng bếp làm bằng gỗ sồi

Một ưu điểm dễ nhận thấy của tủ bếp gỗ sồi tự nhiên là bề mặt rất đẹp với các đường vân gỗ sáng màu, bên cạnh đó nó còn cho phép sơn màu tùy thích mà không sợ làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. 



Nội thất Gỗ sồi trắng

Với nguồn nguyên liệu Gỗ Sồi Trắng sử dụng được nhập khẩu từ Mỹ,  gỗ được tuyển chọn và xẻ sấy đạt chuẩn trước khi đưa vào sản xuất.



Tất cả các sản phẩm nội thất  từ nguyên liệu Gỗ Sồi Trắng trước tiên được phủ một lớp dầu màu mỏng tạo tính chống thấm tốt cho sản phẩm và sau đó tiếp tục hoàn thành bằng một loại dầu màu tự nhiên. Chính sự kết hợp này đã tạo nên tính chất nổi bật mang đậm tính tự nhiên trong linh hồn mỗi sản phẩm , với đặc trưng riêng biệt từng thớ gỗ.


Bộ phòng ngủ được làm từ gỗ sồi trắng nhập khẩu từ mỹ

Để làm nổi bật vẻ đẹp của gỗ đặc tự nhiên, người ta đã lựa chọn chủng loại Gỗ Sồi Trắng Mỹ, với các đường vân gỗ, mắt gỗ mang đậm nét tự nhiên, điểm quan trọng tạo nên vẻ đẹp có một không hai trên mỗi sản phẩm nội thất.

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều nơi cung cấp nội thất gỗ sồi. Bạn nên cân nhắc về mẫu mã và giá cả trước khi quyết định chọn nhà cung cấp nhé.
 

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Thị trường đồ gỗ nội địa: khó mà dễ


Trong mấy năm gần đây do sự cững lại cũng như gặp phải nhiều rào cản từ các nước nhập khẩu các sản phẩm đổ gỗ của Việt nam nên hiện có nhiều doanh nghiệp có ý muốn quay lại thị trường nội địa và đây không phải là bài toán dễ có đáp số cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt nam vốn quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu vốn chỉ yêu cầu xí nghiệp làm ra các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng với mẫu mã, tiêu chuẩn kỹ thuật do khách hàng cung cấp, đôi khi các đòi hỏi của các khách hàng này lại không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt nam.

Vậy thị trường nội địa có những khó khăn gì cho các doanh nghiệp đồ gỗ của Việt nam:

- Chưa có nhà phân phối đúng tầm.

Theo ghi nhận hiện nay trên thị trường phân phối đồ gỗ của Việt nam thì Việt May Corp là một trong các nhà phân phối lớn với các hệ thống tổng kho và đại lý trải dài từ các tỉnh miền Trung trở vào Nam với hệ thống gần 100 cửa hàng ủy nhiệm tuy nhiên doanh số cũng chưa đạt được kỳ vọng như mong muốn. Hiện Việt May cũng mới giải quyết được đầu ra cho một số doanh nghiệp trong nghành.

Vai trò của nhà phân phối trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm thì cực kỳ quan trong vì chỉ có nhà phân phối mới có thể tối đa hóa sự đa dạng, chù động điều tiết thị trường, đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm cho thị trường kể cả trong trường hợp tăng đột biến. Nhà phân phối phải đòi hỏi phải có tiềm lực cả về uy tín trong nghành, có kinh nghiệm trong việc hợp tác với các cửa hàng bán lẻ, các nhà sản xuất cũng như phải có tiềm lực về tài chính để có thể hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hoặc các nhà bán lẻ trong chuỗi giá trị sản phẩm trong cả mùa thấp điểm và cao điểm.

- Công tác truyền thông, tiếp thị cho các sản phẩm

Chi phí này là không hề nhỏ trong các chuỗi giá trị của sản phẩm. Người tiêu dùng Việt nam đã hình thành thói quen khi mua hàng đồ gỗ nội thất là “ thấy tận mắt, sợ tận tay” do đó để tiếp cận được nhu cầu của người dân thì ngoài việc thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, doanh nghiệp cần phải có các sản phẩm để trưng bày tại các cửa hàng ủy nhiệm. Nếu sản phẩm đó thành công thì có thể tiếp tục sản xuất đại trà còn ngược lại doanh nghiệp phải tốn thất chi phí rất nhiều cho công việc thu hồi sản phẩm cũng như chi phí cơ hội cho các sản phẩm khác.

- Phân khúc bán lẻ: một vài doanh nghiệp như Trường Thành, Savimex, Nhà Xinh…tự xây dựng riêng cho mình một hệ thống bán lẻ bằng việc xây dựng một số cửa hàng trưng bày kiêm bán lẻ. Việc xây dựng hệ thống như các doanh nghiệp hiện nay có ưu điểm là có thể tập trung trưng bày các sản phẩm mà doanh nghiệp hiện có cũng như giới thiệu các sản phẩm mới, tuy nhiên việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn lớn vì phải mất chi phí vốn tới hai lần (cho quá trình sản xuất và cho quá trình lưu thông sản phẩm) do đó trong mùa thấp điểm doanh nghiệp sẽ phải đối diện với áp lực về vốn. Và cũng vì tự xây dựng hệ thống bán lẻ nên số lượng cửa hàng sẽ không thể đạt được quy mô mong muốn, cũng như đạt được mục tiêu doanh số kỳ vọng.

Thị trường bán lẻ hiện nay ở Việt nam hiện vẫn chủ yếu dựa vào các cửa hàng nhỏ lẻ và nếu xây dựng được mối quan hệ tốt với các cửa hàng này các doanh nghiệp có cơ hội chiến thắng ở thị trường nội địa. Vấn đề của doanh nghiệp là giải quyết được bài toán tồn kho, đa dạng hóa sản phẩm cũng như phương thức thanh toán, thời gian giao hàng, chính sách hậu mãi để các cửa hàng có toàn tâm với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Theo ông Trần Nguyên Vũ (cựu giám đốc điều hành của Việt May) thì thị trường đồ gỗ nội địa tuy khó mà dễ. Khó nếu ta chưa tìm được phương pháp thích hợp để tiếp cận thị trường, còn với ông Vũ người tìm ra được phương cách tiếp cận thị trường thì việc thành công thị trường nội địa với doanh số tăng trưởng hàng năm là có khả thi và đã được chứng minh khi điều hành Việt May với doanh số tăng trưởng hàng năm gần 300%.

theo tạp chí gỗ việt

 

Doanh nghiệp chế biến gỗ: COC Bài toán “xa” và “gần”





Tại khóa đào tạo về xây dựng hệ thống COC cho Doanh Nghiệp gỗ Việt Nam được tổ chức bởi Mạng lưới Kinh doanh Lâm sản toàn cầu ở Việt Nam (WWF/GFTN Việt Nam) trong khuôn khổ dự án Switch Asia tại Đà Nẵng giữa tháng 12 vừa qua, đại diện một DN chế biến gỗ dăm xuất khẩu ở Nghệ An, ông Huỳnh Quốc Vinh cho biết: “Qua các đối tác, hiện nay chúng tôi thấy có ngày càng nhiều các đơn hàng từ các thị trường lớn như châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng nếu không có chứng chỉ FSC và CoC chúng tôi “chịu chết” không thể tiếp cận với họ...”. 




Ông Vinh nói thêm, vì trước đây và hiện tại công ty tập trung vào thị trường trong nước và khu vực, vốn không có yêu cầu cao về nguồn gốc xuất xứ, nên công ty chưa xây dựng hệ thống CoC. Nhưng trong tương lai gần và lâu dài nếu muốn nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu và thâm nhập vào các thị trường ở châu Âu, bắc Mỹ không có cách nào khác là phải sản xuất theo các yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế.
 
Trong hoàn cảnh yêu cầu của thị trường ngày càng trở nên khắt khe hơn, tương lai phát triển của ngành Gỗ Việt Nam nói chung và của các DN chế biến gỗ nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào việc họ có thể “hòa nhịp” cùng xu hướng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đang chiếm xu thế chủ đạo trên thế giới hay không?